Pages

Sunday, August 18, 2019

Cách thờ cúng thần tài ông địa mang lại nhiều may mắn cho gia chủ

 
Theo quan niệm dân gian thì và Ông Địa luôn mang đến sự may mắn và tài lộc cho gia đình chúng ta và đặc biệt là trong việc làm ăn. Nhưng không phải ai cũng biết cách cúng Thần Tài sao cho đúng và đầy đủ nhất.
 
 
 
Vì Thần Tài và Ông Địa luôn gần gũi, thân thiết với con người, đặc biệt là ông Địa rất thương trẻ con, khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ tươi cười. Chính vì vậy mà khi gặp những điều khó khăn trong cuộc sống thì con người lại đến cầu nguyện trước ban thờ Thần Tài- Thổ Địa thì mọi chuyện lại được như ý.
 
Theo phong tục, hàng tháng vào ngày mồng 10 (âm lịch) là ngày vía Thần Tài đây là ngày mà nhà nhà, người người đều chuẩn bị lễ vật để , nhất là các công ty, cửa hàng… Đặc biệt là vào ngày mồng 10 Tết, tất cả các gia đình rất chu đáo cho việc khấn Thần Tài để cầu một năm mới phát tài, phát lộc, suôn sẻ trong việc kinh doanh, buôn bán.
 
Hầu hết các vị thần đều dùng lễ mặn duy chỉ có Thần Tài và Thổ Địa vừa dùng chay và mặn. Nửa đầu năm từ tháng 1 đến tháng 6 là lễ mặn, nửa cuối năm còn lại là lễ chay. Chính vì vậy, các gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ thật chu đáo và cẩn thận để có kết quả như ý.
 
Sự tích về Thần tài:
 
Trong tín ngưỡng của một số nước phương Đông và trong đó có Việt Nam thì Thần Tài là vị thần và chính là Triệu Công Minh sống trong đời nhà Tần. Sau khi đi tu ở núi Chung Nam, ông được phong chức Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái để cứu bệnh trừ tà đuổi dịch. Ngoài ra, có nhiều người gặp oan ức hay cầu may đều đến gặp ông nhờ giúp đỡ.
 
Trong dân gian còn gọi ông với một cái tên khác đó là Tài Bạch Tinh Quân (hoặc Triệu Công Nguyên) và họ vẽ ông với hình dạng râu rậm, da đen cưỡi trên lưng con cọp đen tay cầm roi. Để thờ cúng ống, họ còn vẽ hình ông lên một cái đĩa chất liệu kim loại đặt trên bàn thờ.
 
Ở đỉnh bàn thờ cần lắp hai ngọn đèn để thắp sáng thi làm lễ.Trên bàn thờ, ông Thần Tài được đặt phía bên trái, ông Địa đặt bên phải (từ ngoài nhìn vào). Một hũ gạo, một hũ nước đầy (không quá đầy), một hũ muối được đặt giữa hai ông. Hết năm mới được thay ba hũ này. Đặt chính giữa bàn thờ là bát nhang (khi bốc bát nhang cần một số thủ tục) và tránh làm xê dịch bát nhang người ta thường dùng keo hoặc băng dính dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Bởi theo quan niệm, nếu làm động bát nhang mọi chuyện không tốt sẽ đến.
 
Mâm lễ mặn (tháng 1 đến tháng 6 âm lịch) cần chuẩn bị:
 
– 1 bình bông thọ, 5 cây nhang, hoa quả (5 loại quả trong đó phải có dừa), 2 đèn cầy, gạo, 2 điếu thuốc, muối hạt, 2 miếng vàng bạc đại, và 5 chum rượu đế.
 
– Bộ tam sên: một miếng thịt ba chỉ, 1 con tôm (hoặc cua), 1 trứng vị (tất cả đều được luộc chín)
 
Mâm lễ chay (tháng 7 đến tháng 12 âm lịch) cần chuẩn bị:
 
– 1 bình bông thọ, 5 cây nhang, hoa quả (5 loại quả trong đó phải có dừa), 2 đèn cầy, gạo, 2 điếu thuốc, muối hạt, 2 miếng vàng bạc đại, và 5 chum rượu đế.
 
– Một số loại bánh chay: bánh tét, bánh ít,…
 
Trên bàn thờ cần bày nải chuối chín vàng, cần thay nước uống và nước trong bình hoa khi đốt nhang. Không để các con vật nuôi như mèo, cho quậy phá vì như vậy sẽ làm ô uế bàn thờ. Vào ngày 14 âm lịch hàng tháng cần tắm cho Thần tài bằng nước lá bưởi hoặc pha nước rượu, lau bàn thờ thường xuyên cho sạch sẽ. Và khăn dùng tắm với lau cho Thần Tài phải là khăn riêng, tránh sử dụng chung với các việc khác.
 
Một số lưu ý:
 
– Các loại vàng mã cần đốt bên ngoài.
 
– Sau khi làm lễ cúng thì gạo với muối không rãi ra ngoài mà để lại dùng để được lộc và may mắn.
 
– Bánh trái và bộ tam sên chỉ chia cho người trong nhà chứ không cho người ngoài vì như vậy dễ mất lộc.
 
– Để đưa lộc vào nhà thì khi tưới nước hoặc rượu cần tưới từ ngoài cửa vào.
 
Xem thêm:
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc



 
------------------- ---------------------------

xem tử vi trọn đời, xem tu vi hang ngay, xem tử vi 2019, xem tu vi tron doi, tử vi hàng ngày, xem tử vi 12 con giáp, xem tử vi trọn đời miễn phí, tu vi phuong tay hang ngay,